1. NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN THẾ GIỚI
Sự phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới: Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic, 2011). Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ (Wedner &Rosenberry.,1992). Khi đónhiều nước ChâuÁ đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú.Cho đến năm 2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn.(FAO, 2011). Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL 2013). Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Thái Bình Dương đảo, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas(FAO, 2012). Trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 (GOAL, 2012). Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh. Dự kiến sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt sản lượng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015 (GOAL, 2012).
Tình hình dịch bệnh: So với tôm sú thì tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm hơn về chất lượng con giống vì loài này đã được gia hóa qua nhiều thế hệ để tạo được con giống chất lượng cao như tăng trưởng nhanh, chịu đựng tốt với môi trường và quan trọng là tôm sạch bệnh, kháng được một số bệnh đặc thù từ đó mà các nước trên thế giới tập trung nuôi đối tượng này. Tôm thẻ chân trắng được coi là loài có khả năng chống bệnh tốt hơn các loài tôm khác (Wyban and Sweeny, 1991). Mặt dù trong thực tế cũng thường xảy ra nhiều loại bệnh nhưng có những bệnh gây thiệt hại lớn như bệnh đốm trắng (WSSV), Taura (TSV), bệnh hoại tử cơ (IMNV) và hội chứng hoại tử cấp tính (AHPNS). Năm 1992 dịch bệnh TSV lần đầu tiên xảy ra ở Ecuador (Lightner, 2011)và năm1995 ở Trung Quốc (Rosenberry, 2002). Bệnh hoại tử cơ xuất biện ở Brazil vào năm 2002 (Andrade, 2009). Bệnh đốm trắng xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 1992 sau đó là các nước Châu Á (Lightner, 2011). Trong những năm gần đây thì bệnh hội chứng hoại tử cấp tính gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới. Bệnh này xuất hiện ở Trung Quốc năm 2009, Việt Nam 2010, Thái Lan và Malaysia năm 2011(Lightner,2011) và Mexico năm 2013, còn ở các nước nhưBangladesh, Ecuador, Ấn Độ và Indonesia chưa thấy xuất hiện bệnh này (Lightner,2013). Tuy bệnhhội chứng hoại tử cấp tính đã xuất hiện nhiều năm nhưng tới tháng 6 năm 2013 thì Lightner và cộng sự tại Đại học Arizona mới phát hiện được tác nhân gây bệnh hội chứng hoại tử cấp tính AHPNS trên tôm là do một dòng đặc biệt của vi khuẩnVibrio parahaemolyticusđã nhiễm bởi một loại virus được biết đến như một thể thực khuẩn (phage), virus này xâm nhiễm đã làm vi khuẩn sản xuất ra một loại độc tố cực mạnh gây rối loạn chức năng cơ quan tiêu hóa đặc biệt là hệ gan tụy của tôm, kết quả gan tụy sẽ bị hoại tử. Theo nhận định của các chuyên gia thủy sản trên thế giới hội chứng hoại tử cấp tính còn xuất hiện trong vài năm tới và hiện nay các nước đang tìm cách khắc phục bệnh này để duy trì nghề nuôi tôm phát triển bền vững.
2. TÌNH HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở VIỆT NAM
Sự phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công ty Asia Hawaii (Phú Yên) (Bộ NN&PTNT 2010).Vào thời điểm này nước ta hạn chế phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng vì sợ lây bệnh cho tôm sú. Đến năm 2006, ngành thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc… và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh, Ngày 25/01/2008, Bộ NN&PTNT ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam. Từ đó diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng lên. Dự kiến đến năm 2015 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 449.500 tấn (Bộ NN&PTNT 2010). Hiện nay tôm thẻ chân trắng được nuôi với hình thức thâm canh năng suất đạt từ 2.980 kg/ha vào năm 2005 và tăng lên 4.460 kg/ha vào năm 2012 (Bảng 1). Hiện nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm khoảng 94 % diện tích của cả nước).
Bảng1: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm.
Năm |
Diện tích (ha) |
Sản lượng (tấn) |
Năng suất bình quân (kg/ha) |
2005 |
13.455 |
40.096 |
2.980 |
2006 |
18.441 |
57.185 |
3.100 |
2007 |
19.919 |
64.776 |
3.250 |
2008 |
15.079 |
47.827 |
3.170 |
2009 |
21.339 |
89.521 |
4.190 |
2010 |
25.397 |
136.719 |
5.380 |
2011 |
28.683 |
152.939 |
5.330 |
2012 |
41.789 |
186.197 |
4.460 |
Khoáng đa lượng trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp
Ngày nay, ngành công nghiệp nuôi tôm trên thế giới chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm sú giảm mỗi năm tương ứng với sự gia tăng sản lượng tôm thẻ. Một số nước còn nuôi tôm sú nhiều là Bangladesh, Việt Nam, Ấn Độ và Philippines. Các nước sản
Mối quan hệ giữa vi khuẩn và vật nuôi đã được công nhận là yếu tố quyết định đến sức khỏe của vật nuôi. Vi khuẩn trong hệ đường ruột của động vật thủy sinh đóng vai trò quan trọng đối với khả năng tiêu hóa của vật nuôi. Vì vậy, hệ vi sinh vật đường ruột s
Trong nuôi tôm, tùy theo phương thức sản xuất khác nhau mà thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo chiếm vị trí khác nhau. Trong hình thức nuôi quảng canh, thức ăn tự nhiên là quan trọng, nhưng khi nuôi tôm với hình thức bán thâm canh hoặc thâm canh thì thức
Quản lý sức khỏe tôm nuôi là một trong những khâu cần thiết trong qui trình nuôi tôm thương phẩm. Theo dõi, quản lý sức khỏe tôm nuôi được thực hiện tốt sẽ giúp giảm thiểu tổn thất do tác hại của bệnh gây ra. Trong quá trình nuôi tôm, thường xuyên theo dõ
83/4A KBT 83, QL.13, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Copyright © 2014 - 2024 VietNhat Co., Ltd. - Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.